Overblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog

Le bain de Bouddha / Lễ tắm Phật

par Les hirondelles 4 Juin 2010, 06:23 Bouddhisme

  

129VesakKhanhAnh30mai2010

 

      Nguồn gốc của Lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích Đức Phật đản sinh. Theo Phật sử, khi Phật đản sinh, trên trời có chín vị rồng phun hai dòng nước nóng lạnh tắm rửa cho Ngài. Cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng Thái tử. Về sau, Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức long trọng trong lễ hội kỷ niệm Phật đản.

     Ở Ấn Độ và Tây Vực, các tự viện thường hay tôn trí tượng Phật để mỗi ngày tín đồ có thể tới viếng chùa và lấy nước rưới lên tượng Phật như là một hành động biểu trưng cho sự tẩy trừ ô nhiễm nơi thân mình. Vào dịp kỷ niệm Phật đản, tượng Phật sơ sinh được tôn trí trên kiệu hoa, xe hoa diễu hành khắp nơi trong nước. Khi Phật giáo truyền qua Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, trong ngày kỷ niệm Phật đản sinh, Lễ tắm Phật được vua chúa tổ chức cực kỳ trang nghiêm, trọng thể trong hoàng cung, về sau phổ biến ở tất cả chùa chiền trong dân chúng.

     Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

Trước đây, ngày kỷ niệm Phật đản sanh là mùng 8 tháng Tư âm lịch nên lễ tắm Phật được tổ chức vào ngày này. Đến năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất kỷ niệm Phật đản vào ngày 15 tháng Tư âm lịch nên ngày lễ tắm Phật cũng được thay đổi, tùy theo hoàn cảnh có thể tổ chức lễ này trong các ngày từ mùng 8 đến 15 tháng Tư.

Để thực hiện Lễ tắm Phật, trước phải trần thiết bàn thờ với đầy đủ hương hoa, thỉnh tôn tượng Phật sơ sinh để trong chậu hoặc thau lớn tinh sạch. Chuẩn bị nguyên liệu nấu nước thơm tắm Phật. Ở nước ta, các Phật tử thường nấu nước với hoa lài, hoa cúc, quế…, chờ nước nguội đổ vào chậu và rải thêm hoa lài vào nước tắm Phật. Có nơi giản tiện thì dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch nấu chín (vì làm lễ xong có một vài người thọ dụng). Theo Dục Tượng Công Đức kinh: “Phải dùng các thứ diệu hương như Ngưu đầu, Chiên đàn, Tử đàn, Đa ma la hương, Cam tùng, Bạch đàn, Uất kim, Long não, Trầm hương, Xạ hương, Đinh hương... làm thành nước thơm đựng ở trong chậu sạch”. Nước tắm Phật phải là nước tám công đức, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện.

       Đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật. Đến đoạn tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính đảnh lễ, múc nước nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Ngài. Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan. Thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.

      Đối với những ngôi chùa chưa có thầy trụ trì cũng nên tổ chức làm lễ tắm Phật trong mùa Phật đản. Tuy nhiên, vị Phật tử chủ lễ phải hết sức thành tâm, trang nghiêm và thanh tịnh. Cùng với sự chuẩn bị chu đáo và tâm thành kính của toàn thể đạo tràng, chắc chắn Lễ tắm Phật sẽ đem đến vô lượng công đức và pháp lạc cho toàn thể Phật tử.

TỔ TƯ VẤN  

 101169 1241324553266

Bain de Bouddha:

  En Chine, les bouddhistes vont dans les temples pour le traditionnel "bain de Bouddha", un rituel qui consiste à verser de l'eau parfumée sur des statuettes représentant Sakyamuni.  

Tôt le matin, des centaines de Bouddhistes se sont rassemblés au Temple de Longquan. Maître Xue Cheng, qui présidait la cérémonie, est également le vice-président de l'Association Bouddhiste de Chine.

Symbole de la purification intérieure, le rituel du bain de Bouddha est considéré comme un moyen aidant à laver les péchés. Le rituel se perpétue depuis 4 siècles. Il favoriserait l'harmonie et l'illumination.

101169 1241324542999

Xue Cheng, Responsable du Temple de Longquan, Beijing

   "Aujourd'hui, les gens sont riches au niveau matériel, ils sont donc de plus en plus en quête d'une vie spirituelle. Les gens sont plus nombreux à venir prier pour trouver le bonheur dans la vie réelle."

Cela fait 5 ans que le temple est ouvert au public. Les visiteurs et les croyants sont de plus en plus nombreux à à assister aux célébrations annuelles.

Han Keli, Habitant de Beijing

"Je ne suis pas bouddhiste. Comme je n'y connaît rien je suis venu ici pour voir ce que le Bouddhisme peut apporter aux gens ordinaires. "

Ma Mei, Habitante de Beijing

"Le Bouddhisme enseigne le respect de la vie. Et c'est une bonne occasion pour que mon enfant entre en contact avec le Bouddhisme."

Un séminaire intitulé "Bouddhisme et vie" a été organisé pour répondre à la question de savoir comment trouver le chemin de la sérénité.

Le Temple de Longquan se trouve au pied de la Montagne Fenghuang, soit à environ 2 kilomètres du centre de Beijing. C'est l'un des plus anciens temples de la municipalité. Il a été endommagé durant la révolution culturelle mais a été reconstruit. Il est utilisé pour promouvoir le Bouddhisme.

Le maître Xue Cheng pense que les bouddhistes modernes doivent utiliser de nouveaux outils et des moyens plus sophistiqués pour propager le Bouddhisme, au lieu de simplement prier et de brûler de l'encens.

Xue Cheng, Responsable du Temple Longquan, Beijing

"Je crois que le développement du Bouddhisme doit aller de pair avec le développement social. Les doctrines du Bouddhisme ne doivent pas changer avec le temps, mais les moyens de promouvoir le Bouddhisme doivent être ajustés pour répondre aux besoins de la société moderne et des gens."

Aujourd'hui, Maître Xue Cheng et ses disciples utilisent internet pour communiquer et faire la promotion de leur religion. Son blog et son Twitter attirent un grand nombre de visiteurs. Selon lui, les bouddhistes doivent utiliser les technologies modernes pour promouvoir un monde harmonieux.

Maître Xue Cheng pense qu' à long terme, le Temple de Longquan aura plus de responsabilités sociales et aidera les gens à résoudre leurs problèmes.

Han Bin, CCTV.

 

Bassin de bain du bouddha des neuf dragons

20071222075133559

Derrière la Grande Salle majestueuse est le bassin de bain des neuf dragons qui se base sur la légende de neuf dragons et du prince. C’est un groupe des paysages de sculpture en pierre de neuf dragons et du prince combinant la scuplture de pierre et la fontaine de haute technologie, ce qui exprime l’effet réel de la bain du bouddha.

 

La journée de la Commémoration de VÉSAK le dimanche 30 mai à la pagode Khanh Anh Evry/Lá thơ PHẬT ĐẢN-Lettre du Vésak

 

Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :
commentaires

Haut de page